Bơm cánh gạt là gì? Ưu và nhược điểm của bơm cánh gạt

Bơm cánh gạt là gì? Ưu và nhược điểm của bơm cánh gạt

Bơm cánh gạt được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp, ô tô, và máy móc vì khả năng cung cấp lưu lượng ổn định và áp suất cao. Chúng được thiết kế để hoạt động hiệu quả trong các hệ thống thủy lực với nhiều loại chất lỏng khác nhau, từ dầu, nước cho đến các loại dung môi hóa học.

Bơm cánh gạt là gì?

Bơm cánh gạt (hay còn gọi là bơm vane Pump) là một loại bơm thủy lực sử dụng cánh gạt để di chuyển chất lỏng. Cánh gạt nằm trong một rotor và khi rotor quay, các cánh gạt được đẩy ra và hút vào để tạo ra sự chênh lệch áp suất, giúp di chuyển chất lỏng từ đầu vào đến đầu ra của bơm.

Bơm thủy lực cánh gạt là loại bơm thuộc nhóm bơm thể tích, bơm được sử dụng khá rộng rãi, chủ yếu ở các hệ thống có áp suất thấp và trung bình. Bơm sử dụng cơ chế luân phiên và dựa vào việc tăng giảm áp suất để thưự hiện việc hút, đẩy chất lỏng. Do đó rất thích hợp trong các hệ thống cung cấp dầu ép cho các máy công cụ.

 

PHÂN LOẠI BƠM THỦY LỰC CÁNH GẠT

  1. Bơm cánh gạt đơn

Máy bơm cánh gạt tác dụng đơn tức là tương ứng với 1 chu kỳ quay, máy bơm thực hiện được 1 lần hút và 1 lần đẩy.

Cấu tạo máy bơm cánh gạt tác dụng đơn bao gồm các bộ phận:

  • Vỏ bơm hình trụ
  • Rotor nằm bên trong vỏ bơm, stator
  • Trục điều khiển
  • Cánh gạt
  • Các bản phẳng nằm trên tâm rotor
  • Các rãnh bơm
  • Khoang bơm gồm 1 khoang hút và 1 khoang đẩy
  • Đầu vào, đầu ra
  • Phớt làm kín

Các loại máy bơm cánh gạt tác dụng đơn thường có từ 4 – 12 cánh bơm và số lượng cánh gạt càng nhiều thì lưu lượng bơm càng đều.

Nguyên lý làm việc của bơm cánh gạt đơn

Khi máy bơm cánh gạt tác dụng đơn kết nối nguồn điện và bắt đầu hoạt động, trục điều khiển máy bơm bắt đầu chuyển động làm rotor quay. Vì máy bơm cánh gạt đơn có tâm vỏ bơm và rotor nằm lệch nhau vì vậy khi rotor quay các bản phẳng trượt trong các rãnh và gạt chất lỏng di chuyển.

Quá trình hút chất lỏng diễn ra khi áp suất máy bơm cánh gạt tác dụng đơn giảm nhờ sự chuyển động của cánh gạt theo chiều quay của rotor và chuyển động qua lại dọc theo các rãnh bơm.

Quá trình đẩy diễn ra khi áp suất máy bơm tăng nhờ sự chuyển động của rotor tương tự quá trình hút.

Phần không gian giới hạn bởi vỏ bơm và rotor chính là thể tích làm việc của máy bơm cánh gạt.

  1. Bơm cánh gạt kép

Máy bơm cánh gạt tác dụng kép tức là tương ứng với 1 chu kỳ quay của bơm có 2 lần hút và 2 lần máy bơm đẩy.

Các bộ phận của máy bơm cánh gạt tác dụng kép bao gồm:

  • Vỏ bơm có mặt trong không phải hình trụ
  • Rotor, stator
  • Buồng hút, buồng đẩy
  • Khoang bơm gồm 2 khoang hút và 2 khoang đẩy
  • Nắp bích
  • Phớt làm kín

Các bộ phận của bơm cánh gạt tác dụng kép đáp ứng nhu cầu để có thể thực hiện được hai lần hút và hai lần đẩy.

Nguyên lý làm việc của máy bơm cánh gạt tác dụng kép

Tương tự như bơm cánh gạt tác dụng kép, máy bơm cánh gạt tác dụng đơn bắt đầu hoạt động khi được kết nối nguồn điện, trục điều khiển chuyển động làm rotor quay. Quy trình đẩy quy trình hút của máy bơm cánh gạt tác dụng kép cũng diễn ra tương tự như máy bơm cánh gạt tác dụng đơn với nguyên tắc phần rotor luôn được lắp lệch tâm so với khoang bơm theo kiểu hình xicloid, tâm của rotor trùng với tâm vỏ.

Sự khác biệt trong nguyên lý làm việc của bơm cánh gạt tác dụng đơn và bơm cánh gạt tác dụng kép là trong một chu kỳ làm việc, bơm phải thực hiện được hai lần hút và hai lần đẩy.

Ưu điểm của bơm cánh gạt

  • Hiệu suất cao: Bơm cánh gạt có khả năng cung cấp lưu lượng và áp suất ổn định, giúp hệ thống hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy
  • Thiết kế đơn giản: Cấu tạo của bơm cánh gạt tương đối đơn giản với ít bộ phận chuyển động, giúp giảm thiểu sự cố và dễ dàng bảo trì
  • Khả năng tự điều chỉnh: Các cánh gạt có khả năng tự điều chỉnh để bám sát vào bề mặt của rotor, giúp giảm ma sát và mài mòn, kéo dài tuổi thọ của bơm
  • Đa dạng ứng dụng: Bơm cánh gạt có thể sử dụng với nhiều loại chất lỏng khác nhau và được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như ô tô, hàng không, chế biến thực phẩm, và dầu khí

Nhược Điểm Của Bơm Cánh Gạt

  • Giới hạn áp suất: Mặc dù bơm cánh gạt có thể cung cấp áp suất cao, nhưng so với các loại bơm khác như bơm piston hay bơm trục vít, khả năng chịu áp suất của bơm cánh gạt vẫn bị giới hạn
  • Độ nhạy cảm với chất lượng chất lỏng: Bơm cánh gạt đòi hỏi chất lỏng phải sạch và không có tạp chất lớn để tránh gây mài mòn và hư hỏng các cánh gạt
  • Tiếng ồn: Một số loại bơm cánh gạt có thể phát ra tiếng ồn lớn trong quá trình hoạt động, ảnh hưởng đến môi trường làm việc
  • Bảo trì định kì: Để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ, bơm cánh gạt cần được bảo trì và kiểm tra định kỳ, đặc biệt là việc kiểm tra và thay thế các cánh gạt

Địa chỉ phân phối bơm cánh gạt chất lượng, uy tín trên toàn quốc

Bơm cánh gạt là một thiết bị quan trọng trong nhiều hệ thống công nghiệp nhờ vào hiệu suất cao và thiết kế đơn giản. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ, việc lựa chọn và bảo trì bơm cần được thực hiện cẩn thận. Hiểu rõ các ưu và nhược điểm sẽ giúp bạn lựa chọn đúng loại bơm cho ứng dụng cụ thể và đảm bảo hoạt động liên tục và hiệu quả.

Open this in UX Builder to add and edit content